Cẩm nang chăm sóc bé

Rối loạn hành vi ở trẻ: Sẩy một ly, đi một dặm

 

Nhận thấy con có những biểu hiện và hành động khác thường, nhiều bậc phụ huynh hoang mang cực độ khi nhận kết quả: “con bị rối loạn hành vi” lúc đưa con đi khám.
Chứng rối loạn hành vi ở trẻ có thể là hậu quả của sách báo, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy, môi trường học tập thiếu lành mạnh hoặc cha mẹ thường xuyên cãi vã, bạo lực…


1. Biểu hiện rối loạn hành vi

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ như cách cư xử hung hãn đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản, nói dối, ăn cắp vặt, bỏ học… Những thanh thiếu niên mắc chứng này còn tham gia vào những hoạt động có hại cho bản thân như hút thuốc lá hay xì gà, uống rượu, 'sex' thiếu an toàn...
Khi trẻ có biểu hiện rối loạn hành vi, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa).



2. Chẩn đoán rối loạn hành vi

Một chẩn đoán rối loạn hành vi phải được thực hiện bởi một chuyên gia về tâm lý học trẻ em. Có 2 loại rối loạn hành vi dựa trên tuổi khởi phát:
- Thể khởi phát tuổi trẻ em: Rối loạn hành vi dưới 10 tuổi. Trẻ có những biểu hiện côn đồ dai dẳng và có thể phát triển thành nhân cách, hình thành thái độ chống xã hội khi lớn.
- Thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên: Rối loạn hành vi xuất hiện sau 10 tuổi.
Rối loạn hành vi ở trẻ được phân làm 3 cấp: Nhẹ, trung bình và nặng.
- Nhẹ: Có một vài biểu hiện và hành vi gây hại nhẹ cho người xung quanh. Rối loạn hành vi nhẹ có thể thuyên giảm và chấm dứt theo thời gian.
- Trung bình: Biểu hiện gây rối và phá hoại trung gian giữa nặng và nhẹ.
- Nặng: Trẻ có nhiều biểu hiện và hành động gây hại nghiêm trọng. Rối loạn nặng thường có khuynh hướng trở thành mãn tính, trẻ khó thích ứng với xã hội, có nhiều hành vi xâm hại, phạm pháp đến khi trưởng thành.

3. Điều trị

Khi nhận thấy con có những biểu hiện của triệu chứng rối loạn hành vi, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để có biện pháp điều trị tương thích với độ tuổi của trẻ. Tiếp cận đúng phương pháp sẽ giúp trẻ nhanh chóng kiểm soát được hành vi của mình.
Việc điều trị rối loạn hành vi ở trẻ đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, bác sỹ tâm thần và xã hội. Nếu cần áp dụng các liệu pháp tâm lý như: liệu pháp tâm lý gia đình, liệu pháp tâm lý hành vi, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm. Đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho trẻ (cần thiết thì chuyển trường cho trẻ). Hãy nhớ, chính tình yêu thương của cha mẹ và môi trường sống lành mạnh mới là ‘biệt dược’ để điều trị chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ.

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: