Đại Hùng 1: CT học tuần 5 tháng 3
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 03- LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN
Tên giáo viên: Như Quỳnh – Hoàng Thị Thu Hiền
Hoạt động |
Tuần 5 Từ 26/03 đến ngày 30/03 |
|
Đón trẻ |
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ(về sức khoẻ, về tâm lý của trẻ, thói quen của trẻ) - Tập cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép khi đến lớp - Chơi đồ chơi theo góc, nhóm nhỏ, nghe đọc truyện.
|
|
Thể dục sáng |
-Thể dục sáng với nhạc thể dục bài: Cho tôi đi làm mưa với + Hô hấp: Thổi nơ + Tay: Đưa 2tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên + Lưng bụng: Cúi người về phía trước, quay người sang 2 bên + Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên |
|
Trò chuyện
|
- Trò chuyện về sự khác nhau giữa ngày và đêm? Đặc điểm của ban ngày và ban đêm như thế nào So sánh sự khác nhau ? |
|
Hoạt động học
|
T2 |
KPXH Sự khác nhau giữa ngày và đêm |
T3 |
VĂN HỌC Truyện: Cuộc phiêu lưu của những giọt nước |
|
T4 |
TOÁN Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 10. Nhận biết chữ số 10
|
|
T5 |
TẠO HÌNH Vẽ con chuồn chuồn |
|
T6 |
THỂ CHẤT VĐCB: Bật qua vật cản 15-20 cm TCVĐ: Tìm bạn thân
|
|
Hoạt động ngoài trời
|
T2 |
- QS thời tiết - TCVĐ: kéo co - Chơi tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời
|
T3 |
- QS sự khác nhau ngày và đêm - TCVĐ: thi xem ai nhanh - Chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây
|
|
T4 |
- QS thảo luận về thời tiết các mùa - TCVĐ: lộn cầu vồng - Chơi tự do: Chơi với lá, cát |
|
T5 |
- QS thời tiết mùa hè - TCVĐ: dung dăng dung dẻ - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân |
|
T6 |
- QS vườn hoa trong sân trường - TCVĐ: Thỏ và cáo - Chơi tự do: Chơi với xe đẩy, xúc cát, xếp hình |
|
Hoạt động góc |
* Góc phân vai: Đóng vai những thiên thần ánh sáng và bóng tối * Góc tạo hình, tô màu: Vẽ và tô màu các tranh về ban ngày và buổi tối * Góc xây dựng: Lắp ghép, xây dựng công viên * Góc âm nhạc: Hát những bài hát quen thuộc. Chơi với dụng cụ âm nhạc. * Góc học tập: Biết nhận biết chữ số 10 và đếm đến 10 thành thạo Làm các bài tập toán trong sách * Góc sách: Xem sách,tranh chuyện có liên quan về ngày và đêm . Tô, viết các chữ cái m,n,l và gạch chân các chữ cái đã được học trong từ. |
|
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh |
Luyện cho trẻ cách rửa tay, lau mặt, xúc miệng. Dạy trẻ cách mời trước khi ăn, biết cầm thìa bằng tay phải tay trái giữ bát khi ăn. Dạy trẻ biết tự đi vệ sinh. Dạy trẻ không cười đùa trong khi ăn uống Tập luyện cho trẻ một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe; ăn phải đúng giờ và đầy đủ |
|
Hoạt động chiều |
Chơi tự do và dọn dẹp lớp học |
|
Chủ đề/ sự kiện |
Sự khác nhau giữa ngày và đêm |
TUẦN 5
Truyện: Cuộc phiêu lưu của những giọt nước
Giọt nước vốn nằm dưới đáy biển sâu. Sống tù túng mãi cũng chán một hôm nó quyết định đi phiêu lưu để học hỏi những điều hay lẽ phải. Nó lách mình qua những giọt nước anh em tiến dần về phía mặt nước nơi nó nhìn thấy ánh sáng.
Càng đi nó càng thấy người mình ấm dần lên. Lên sát mặt nước nó nhìn thấy bầu trời trong xanh không một chút gợn mây. Ông mặt trời chào nó bằng một nụ cười rạng rỡ khoe những tia nắng óng ánh. Đàn chim hải âu sải cánh là là sát mặt nước rập rờn đùa giỡn. Ôi thích quá! Giọt nước nhảy tung tăng đùa giỡn khắp nơi. Bỗng dưng nó thấy người mình nhẹ hẫng đi. Hình như nó đang bị tách dần khỏi mặt nước.
- Ôi không…
Giọt nước quáng quàng kêu lên. Nhưng không kịp nữa rồi. Lúc này nó đã trở thành giọt hơi nước bé tí ti mà mắt thường không nhìn thấy. Chị Gió từ đâu xộc đến đưa nó lên cao cùng những giọt hơi nước khác. Từ trên cao nó nhìn xuống phía dưới. Mặt biển ánh lên màu bàng bạc. Trên những chiếc tàu các ngư dân đang mải mê kéo lưới. Gió đưa nó đi mãi cho đến khi biển cả chỉ là một chấm sáng nhỏ lùi dần về phía sau.
Có rất nhiều giọt hơi nước được chị Gió đưa đi. Nó hỏi một giọt hơi nước màu xanh:
- Cậu từ đâu đến?
- Tớ ấy à? Tớ đến từ lá cây.
Nó quay sang hỏi một giọt hơi nước màu vàng nhạt:
- Cậu từ đâu đến?
- Tớ ấy à? Tớ đến từ dòng sông dưới kia.
- Thế còn cậu? Giọt hơi nước biển cả quay sang hỏi một giọt hơi nước màu xám đen có vẻ bẽn lẽn.
- Tớ… tớ…
- Cậu ấy đến từ vũng ao tù đấy! Hôi lắm- Giọt hơi nước đến từ dòng sông trả lời.
Giọt nước ao tù vội thanh minh:
- Nhưng bây giờ tớ có còn hôi nữa đâu?
Chị Gió cất giọng ôn tồn:
- Các cậu cãi nhau làm gì. Trước sau gì các cậu cũng hòa vào nhau cả thôi.
Cả bọn im lặng tiếp tục cuộc hành trình. Đoàn hơi nước vượt qua những thành phố lớn những xóm làng những rặng tre xanh. Giọt hơi nước niển cả chỉ tay xuống những khoảnh đất rộng màu trắng rụt rè hỏi chị Gió:
- Chỗ kia là gì vậy chị?
- À ruộng đang ải đấy! Họ đang chờ các cậu xuống để gieo hạt.
Càng lên cao không khí càng lạnh. Tự nhiên những giọt nước co cụm vào nhau tìm chút hơi ấm còn sót lại. Những màu sắc khác biệt đang bắt đầu hòa lẫn vào nhau. Ban đầu là màu trắng sữa đến trắng đục và cuối cùng là màu xám đen. Màu xám đen gần như che kín cả bầu trời. Cuộc hành trình bắt đầu chậm dần chậm dần. Những giọt hơi nước từ dưới lại bay lên không ngừng khiến cho đòan hơi nước tưởng chừng như ngạt thở. Những giọt hơi nước đưa mắt nhìn nhau. Chị Gió vội động viên:
- Đừng lo. Các cậu đang trong quá trình tạo thành mây đấy!
- Làm mây để làm gì chị Gió?
- Thế các cậu không biết gì à? À mà các cậu còn trẻ quá. Đầu tiên các cậu ở khắp mọi nơi: cậu này ở lá cây cậu này ở sông suối cậu này ở biển cả… Ánh mặt trời sẽ biến các cậu thành hơi nước còn tớ có nhiệm vụ đưa các cậu đi. Càng lên cao gặp không khí lạnh các cậu sẽ ngưng tụ thành Mây. Đến một lúc nhất định Mây sẽ biến thành Mưa.
- Thế Mưa để làm gì? Cả bọn nhao nhao.
- Đơn giản vì các cậu là Nước. Mà Nước thì…
- Thì sao hở chị?
- Ờ thì… Thì rất cần cho sự sống. Mọi sinh vật trên trái đất này đều rất cần có nước.
Đến lúc này những giọt hơi nước đều hòa chung làm một không còn nhận ra đâu là giọt hơi nước biển cả giọt hơi nước dòng sông và giọt hơi nước ao tù… Rào… Rào… Rào… Những giọt Mưa rơi xuống.
Giọt nước lại bắt đầu cuộc phiêu lưu mới. Những giọt nước rơi xuống đầu tiên chui sâu vào lòng đất đọng lại và chảy thành mạch nước ngầm. Những giọt nước chui không được sâu lắm thì theo đường rễ cây nuôi sống cành làm xanh màu lá. Những giọt nước lười biếng ở trên mặt đất thì đọng lại thành vũng. Nhiều vũng hợp lại thành Mương. Nhiều Mương hợp thành Suối. Nhiều Suối chảy thành Sông. Sông lại chảy ra Biển cả.
Một ngày kia giọt nước ngày xưa sẽ theo dòng trở về biển cả. Nhưng rồi nó lại tiếp tục cuộc phiêu lưu mới. Bởi vì nó biết rằng: cuộc phiêu lưu ấy rất cần cho sự sống.
Truyện ngắn- Kim Sơn