Phát triển nhân cách

Nhân Mã 2; Chương trình học tháng 11

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 11- LỨA TUỔI MẪU GIÁO BÉ

Tên giáo viên: Nguyễn Tường Xuân – Thanh Huyền

Hoạt động

Tuần 1

Từ 29/10 đến 02/11

Tuần 2

Từ 05/11 đến 09/11

 

Đón trẻ

* Cô đón trẻ niềm nở, trẻ chào cô, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, cho trẻ chơi đồ chơi tự chọn.

* Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ(về sức khoẻ,về tâm lý của trẻ,thói quen của trẻ)

Tập cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép khi đến lớp

* Chơi đồ chơi theo góc, nhóm nhỏ,nghe đọc truyện

* Cùng chơi, trò chuyện với trẻ về bản thân,gia đình trẻ va ngày 20-10

 

Thể dục sáng

- Thể dục sáng với nhạc: “trời nắng trời mưa”

+ Hô hấp: hít vào, thở ra

+ Tay: Đưa 2 tay ra phía trước lên cao, sang hai bên, xoay tròn cổ tay.

+ Lưng bụng: Cúi người về phía trước, quay người sang 2 bên

+ Chân: bước chân lên phía trước, khuỵu gối.

+ Bật: Bật chụm, tách chân.

- Hồi tĩnh: điều hoà: thả lỏng tay chân nhẹ nhàng.

Trò chuyện

 

* Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình bé: Trong nhà con có những đồ gì? Tủ quần áo để làm gì? Bàn để làm gì? Ti vi để làm gì...? Các con Phải làm gì để giữ đồ được gọn gàng và không bị hỏng...? Trong phòng con có đồ gì? Cac con có lau dọn đồ của mình thường xuyên không?

* Trò chuyện về chú bộ đội: chú bộ đội thường mặc quần áo như thế nào? Quần áo chú có màu gì? Đầu đội mũ gì? Tại sao chú lại mặc quần áo như vậy ?Chú bộ đội thường làm những công việc gì?Các con thấy chú thường làm ở đâu? Chú thường đeo cái gì trên vai? Chú thường mang theo súng để làm gì gì...?

* Trò chuyện với trẻ về ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 : Các con có biết ngày này là ngày gì không?Lớp mình có mấy cô? Các con biết tên những cô nào? Các con thấy các cô làm gì......?

Các con có yêu cô giáo của mình không ? Hằng ngày các cô làm những việc gii cho chúng ta nhỉ?

* Trò chuyện về những công việc của các cô công nhân : Các cô chú công nhân làm gì cho chúng mình, cô công nhân làm gì? Chú công nhân làm lên những ngôi nhà? ...

Trò chuyện về bác sĩ. Bác sĩ làm gì cho chúng ta? Bác sĩ có ở đâu? Nếu ốm chúng ta có phải đi bác sĩ không? Bác sĩ giúp chúng ta chữa những bệnh gì? Con có thích làm nghề bác sĩ không?

* Trò chuyện về ước mơ của bé( Môt số nghề trong xã hội): sau này lớn lên muốn làm nghề gì? Tại sao con lại thích làm nghề đấy ....?Để thực hiện được ước mơ của mình các con sẽ làm gì..?

 

 

Hoạt động học

 

 

 

T2

Tạo hình

Tô màu ngôi nhà

 

 

Tạo hình

Tô màu trang phục chú bộ đội

 

T3

Văn học

Truyện : Chiếc ấm sành nở hoa

Văn học

Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa

 

 

T4

Toán

Dạy trẻ nhận biết trên dưới trước sau của bản thân trẻ.

 

Toán

Nhận biết, phân biệt hình tam giác, chữ nhật

 

T5

Thể dục

Bật tiến về phía trước”

TC: Tung cao hơn nữa

 

Âm nhạc

Dạy hát: Làm chú bộ đội

Nghe hát: Chú bộ đội đi xa

 

T6

KPKH

-Một số đồ dùng trong gia đình.

KPKH

Trò chuyện về chú bộ đội

 

Hoạt động ngoài trời

 

 

T2

- Quan sát:Quan sát: Bập bênh.

TCVĐ: Bắt bướm.

Chơi theo ý thích: Chơi với lá cây, Xích đu.

 

- QS cô thợ may.

- TCVĐ; kéo co.

- Chơi tự do; chơi với đồ chơi ngoài trời.

 

 

T3

- QS,trò chuyện về những nghề bé thích.

- TC: rồng rắn lên mây.

- Chơi tự

- QS cô công nhân môi trường.

- TCVĐ: thi xem ai nhanh.

- Chơi tự do: Chơi với bộ gõ, đập, chơi với bậc tam cấp.

T4

-Quan sát: Vườn trường.

VĐ: Bóng tròn to

Chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây.

 

- QS bác cấp dưỡng TCVĐ:lộn cầu vồng.

- Chơi tự do: Chơi với lá, cát.

T5

Quan sát: các ngôi nhà cao tầng.

VĐ:Bắt bướm.

Chơi tự do: chơi với phấn, lá cây.

* Chơi trò chơi: Dân gian (ngoài sân trường

QS sản phẩm của làng nghề truyền thống.

- TCVĐ: dung dăng dung dẻ.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân.

T6

Quan sát: xích đu

VĐ:Gieo hạt.

Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường: nhà tàu, xích đu.

 

- QS bác đưa thư.

- TCVĐ: Thỏ về chuồng.

- Chơi tự do: Chơi với xe đẩy, xúc cát, xếp hình.

 

Hoạt động góc

*Góc phân vai: Chơi bắt chước thể hiện 1 số hành động trong công việc của một số nghề qua chơi “Gia đình, nhà máy, bán hàng thực phẩm, nông trại trồng rau”

*Góc tạo hình: tô màu, xé,nặn. Làm tranh một số đồ dùng,dụng cụ, sản phẩm tiêu biểu của 1 số nghề mà trẻ biết.

*Góc xây dựng: lắp ghép, xây dựng doanh trại quân đội, bệnh viện.

*Góc âm nhạc: hát những bài hát quen thuộc. Chơi với dụng cụ âm nhạc.

*Góc KPKH: Phân loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo nghề quen thuộc mà trẻ biết.chuẩn bị một số đồ dùng của các nghề mà bé biết.

*Góc sách: Xem sách,tranh chuyện có liên quan đến chủ đề, đọc các bài thơ, trò chuyện về nội dung gần gũi với chủ đề.

Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

Luyện cho trẻ cách rửa tay,lau mặt,xúc miệng.

Dạy trẻ cách mời trước khi ăn, biết cầm thìa bằng tay phải tay trái giữ bát khi ăn.

Dạy trẻ biết tự đi vệ sinh.

Dạy trẻ không cười đùa trong khi ăn uống

  • Tập luyện cho trẻ một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe; ăn phải đúng giờ và đầy đủ

Hoạt động chiều

Âm nhạc

Dạy hát: Hoa bé ngoan

N H : Em sẽ là bông hồng nhỏ.

 

- Làm bài tập nhận biết trên dưới ( trong quyển toán)

-TCDG: Dung dăng dung dẻ.

-Dạy trẻ kỹ năng dán đúng chấm.

 

Thể dục

VĐCB:trèo lên xuống ghế

TC: kéo co

 

- H­ướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Chó sói xấu tính.

- Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng cho trẻ.

- Ôn vận động: Làm chú bộ đội.

Chủ đề/ sự kiện

Bé thích đồ gì trong nhà của mình?

Bé làm chú bộ đội

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: