Lớp Nhân Mã

Nhân Mã 3: CT học tuần 1,2 tháng 3

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 3- LỨA TUỔI MẪU GIÁO BÉ

Tên giáo viên: Trương Mỹ Hoa-Hà Thị Chính

Hoạt động

Tuần 1

Từ 05/03 đến 09/03

Tuần 2

Từ 12/03 đến 16/03

Đón trẻ

 

 

 

 

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ(về sức khoẻ, về tâm lý của trẻ, thói quen của trẻ)

- Tập cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép khi đến lớp

- Chơi đồ chơi theo góc, nhóm nhỏ,nghe đọc truyện

- Cùng chơi, trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông mà bé biết

 

Thể dục sáng

  • Thể dục sáng với nhạc thể dục bài: Đàn vịt con

+ Hô hấp:Thổi nơ

+ Tay: Đưa 2tay lên cao,ra phía trước, sang 2 bên

+ Lưng bụng:Cúi người về phía trước, quay người sang 2 bên

+ Chân: Bước lên phía trước,bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên

Trò chuyện

 

- Trò chuyện về ngày 8-3, về các phương tiện giao thông.

- Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ, đường hàng không, đường thủy và một số luật giao thông đường bộ.

 

Hoạt động học

 

 

 

T2

KPKH

Trò chuyện ngày

8-3

KPKH

Tìm hiểu về chiếc xe đạp xe máy

 

 

T3

TẠO HÌNH

Vẽ ô tô tải

TẠO HÌNH

Vẽ theo nét chấm mờ và tô màu chiếc xe đạp

 

 

T4

TOÁN

Đếm từ 1-3

 

THỂ DỤC

- Đi kiễng gót liên tục 3m

- Trò chơi: Mèo và chim sẻ.

 

 

T5

VĂN HỌC

Thơ: Đèn giao thông

VĂN HỌC

Truyện: Xe đạp con trên phố

 

 

T6

Toán

Phân biệt hình tam giác, hình vuông

Toán

Phân biệt dài hơn, ngắn hơn

 

 

Hoạt động ngoài trời

 

 

T2

- QS chiếc xe đạp

- TCVĐ: kéo co

- Chơi tự do; chơi với đồ chơi ngoài trời

- QS chiếu tàu thủy

- TC: rồng rắn lên mây

- Chơi tự do

 

 

T3

- QS tranh các phương tiện giao thông đường thủy

- TCVĐ: thi xem ai nhanh

- Chơi tự do: Chơi với bộ gõ, đập, chơi với bậc tam cấp

- Làm đồ chơi từ cây, que, lá

- TCVĐ: ném bóng vào rổ

- Chơi tự do: Chơi với phấn, lá, sỏi

T4

- QS tranh xe máy

- TCVĐ:lộn cầu vồng

- Chơi tự do: Chơi với lá, cát

- QS tranh máy bay

- TCDG:ô tô và chim sẻ

- Chơi tự do: Chơi xếp hình theo ý thích, chơi với hạt

T5

- QS tranh xe lu

- TCVĐ: dung dăng dung dẻ

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân

- QS tranh xe đạp

- TCVĐ: chăm sóc cây

- Chơi tự do: Chơi với xúc xắc, chơi với đồ chơi trong sân

T6

- QS tranh phương tiện giao thông đường bộ

- TCVĐ: Thỏ về chuồng

- Chơi tự do: Chơi với xe đẩy, xúc cát, xếp hình

- QS tranh xe máy

- TCDG: Cắp cua bỏ giỏ

- Chơi tự do: Chơi với giấy, cát, câu cá

 

Hoạt động góc

* Góc phân vai: Chơi bắt trước tiếng kêu của các phương tiện giao thông.

* Góc tạo hình, tô màu: Tô màu tranh các phương tiện giao thông.

* Góc xây dựng: Lắp ghép, xây dựng đường phố.

* Góc âm nhạc: hát những bài hát quen thuộc. Chơi với dụng cụ âm nhạc.

* Góc KPKH: Phân loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp.

* Góc sách: Xem sách,tranh chuyện có liên quan đến chủ đề, đọc các bài thơ, trò chuyện về nội dung gần gũi với chủ đề.

Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

- Luyện cho trẻ cách rửa tay,lau mặt,xúc miệng.

- Dạy trẻ cách mời trước khi ăn, biết cầm thìa bằng tay phải tay trái giữ bát khi ăn.

- Dạy trẻ biết tự đi vệ sinh.

- Dạy trẻ không cười đùa trong khi ăn uống

- Tập luyện cho trẻ một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe; ăn phải đúng giờ và đầy đủ

Hoạt động chiều

ÂM NHẠC

- Dạy hát: Quà 8-3

- Nghe hát: Ru con

* Dạy trẻ đọc đồng dao

 

ÂM NHẠC

- Dạy hát: Đường em đi

- Nghe hát: Đi đâu mà vội mà vàng

* Hoàn thành bài tạo hình

Chủ đề/ sự kiện

Chào mừng ngày 8-3

Bé tìm hiểu về giao thông đường bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá kết quả thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TUẦN I:

Bài Thơ: Đèn giao thông

Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng

Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông

Đi đường bé nhớ nghe không!

Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi

Đèn vàng chậm lại dừng thôi

Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi tông nhau

Bé ngoan, bé giỏi thuộc lâu

Bài hát: Quà 8-3

Em làm được 1 cái hoa, cô cho em mang về nhà.

Em nói rằng con biếu mẹ, quà ngày 8/3 quà ngày 8/3

 



 

 

 

 

 

 

TUẦN II

Truyện: Xe đạp con trên phố.

Sáng sớm nay, mọi người đã đi làm hết. Chỉ còn mỗi mình Xe Đạp con ở nhà. Nằm một mình buồn quá, Xe đạp con nghĩ: “Mình phải đi dạo phố mới được!”.

Vừa ra khỏi nhà, Xe Đạp con đã thấy trên đường phố đầy ắp những Xe Tải, Xe Hơi, Xe Buýt, cả Xe Gắn Máy và Xe Đạp to nữa. Tất cả đều chạy rất trật tự trên con đường riêng của mình. Xe Đạp con cố len vào chạy cạnh những xe lớn. Chợt trông thấy một chiếc xe tải cũ dính đầy bụi đất, bên trên chất những bao hàng thật to, Xe Đạp con thắc mắc hỏi lớn:

– Bác Tải ơi! Bác chở gì nhiều thế?
Bác tải già thì thầm:
– Bác chở gạo đấy cháu ạ!
Xe đạp con vẫn hỏi tiếp:
– Bác chở gạo để làm gì ạ?
Nghe Xe Đạp con hỏi, chú Buýt đi bên cạnh kêu lên:
– Ơ hay! Thế lúa gạo có ích gì cho con người hở cháu?
Xe đạp con nhíu mày suy nghĩ một hồi lâu rồi hỏi tiếp chú Buýt:
– Thế sao chú không chở gạo giúp bác Tải mà chở toàn người không vậy?
Chú Buýt ngập ngừng vì câu hỏi của Xe Đạp con:
– Ừ…thì….chú…..
Bác Tải già từ tốn xen vào:
– Xe Đạp ơi! Cháu thấy trên mình bác có băng ghế nào không? Còn trên mình của chú Buýt thì đầy những ghế nệm êm ả đó thôi.
“Ừ nhỉ!” – Xe Đạp con ngẫm nghĩ: “Mọi người tựa lưng vào băng ghế đọc sách, xem báo có vẻ thú vị lắm!”. Mải hỏi chuyện và suy nghĩ, Xe Đạp con quên mất mình đã chạy lấn sang vạch trắng giữa đường. Chợt có tiếng gọi khẽ:
– Này, Xe Đạp con ơi! Em đi sang bên đường của em đi nào!
Xe Đạp con quay người về phía có tiếng nói. Thì ra là chị Xe Hơi. Tiếng của chị mới êm ả làm sao chứ không rồ rồ ầm ĩ như bác Tải và chú Buýt. Trông dáng vẻ của chị cũng xinh thật là xinh!
Nghe chị Xe Hơi nhắc nhở, Xe Đạp con tỏ ra bực mình lắm:
– Mặc em, em thích chạy đua với mọi người cơ!
Xe Đạp con vẫn bướng bỉnh chạy phăng phăng phía sau chú Buýt. Đèn đỏ bật lên, tất cả dừng lại. Bỗng một anh Cứu Thương phía sau chạy lên, tiếng còi inh ỏi làm Xe Đạp con luống cuống ngã lăn ra đường. Chị Xe Hơi phía sau vội vàng đỡ Xe Đạp con dậy, Xe Đạp con thẹn thùng lí nhí:
– Em cảm ơn chị!
Rồi Xe Đạp con nhanh nhẹn chạy sang bên đường của mình, nơi có những xe đạp đang đi.

Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi

 

Bài hát: Đường em đi.

Đường em đi là đường bên phải
Đường ngược lại là đường bên trái
Đường bên trái thì em không đi
Đường bên trái thì em không đi
Đường bên phải là đường em đi.

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: