Lớp Nhân Mã

Nhân Mã 5: CT học tháng 10

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 10- LỨA TUỔI MẪU GIÁO BÉ

Tên giáo viên: Bùi Hồng Thăm - Quách Thị Tuyền

Hoạt động

Tuần 1

Từ 01/10 đến 05/10

Tuần 2

Từ 08/10 đến 12/10

 

Đón trẻ

* Cô đón trẻ niềm nở, trẻ chào cô, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, cho trẻ chơi đồ chơi tự chọn.

* Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ(về sức khoẻ,về tâm lý của trẻ,thói quen của trẻ)

Tập cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép khi đến lớp

* Chơi đồ chơi theo góc, nhóm nhỏ,nghe đọc truyện

* Cùng chơi, trò chuyện với trẻ về bản thân,gia đình trẻ va ngày 20-10

 

Thể dục sáng

-Thể dục sáng với nhạc thể dục bài: Đàn vịt con

+ Hô hấp: Thổi nơ

+ Tay: Đưa 2tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên

+ Lưng bụng: Cúi người về phía trước, quay người sang 2 bên

+ Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên

Trò chuyện

 

* Trò chuyện về những công việc của cô giáo, biết ý nghĩa của các công việc đó: Lớp mình có mấy cô? Các con biết tên những cô nào? Các con thấy các cô làm gì......?

* Trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của bé: Nhà con có mấy tầng? số nhà của con là số mấy? địa chỉ nhà con ở đâu?Con ngủ ở tầng mấy?

 

* Trò chuyện về ngày 20-10: Nhà chúng mình có bà,mẹ , cô chú không? Chúng mình có biết ngày 20 -10 là ngày gì không? Chũng mình sẽ tặng gì cho bà, và mẹ của mình? ..

* Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể của bé: trên cơ thể của chúng ta có nào? Mắt để làm gì? Tai để làm gì? Miệng để làm gì? Tay chúng ta để làm gì ...?

* Trò chuyện về các thành viên trong gia đình : Trong gia đình các con có những ai? Bố con cao hay thấp, bố con làm ghề gì? Mẹ con có xinh không.Nhà con có em bé không? Em bé con là bé trai hay gái...?

 

 

Hoạt động học

 

 

 

T2

Âm nhạc

Dạy hát : Tay thơm tay ngoan

Nghe hát: Bàn tay mẹ

TC: Ai đoán giỏi

Thể chất

- VĐCB:Bật tại chỗ

- TCVĐ: Tung bóng

 

T3

Văn học

Thơ: Cái lưỡi

Văn học

Truyện: Bông hoa cúc trắng

 

T4

Khám phá

Nhận biết các bộ phận trên cơ thể

Khám phá

Trò chuyện về những người thân trong gia đình bé

 

T5

LQVT

Nhận biết tay phải – Tay trái

 

LQVT

So sánh chiều cao của 2 đối tượng

( Cao hơn- thấp hơn- bằng nhau )

 

T6

Tạo hình

Tô theo nét chấm mờ và tô màu tranh bé gái

Tạo hình

Tô mầu bức tranh gia đình bé

Hoạt động ngoài trời

 

 

T2

- Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé

- TCVĐ: Nu na nu nống

- Chơi tự do: Chơi với xích đu

-Quan sát:Tranh tường.

- TCVĐ:Bóng tròn to

- Chơi tự do:Chơi đu quay

 

 

T3

- Nhận biết được tác dụng của bộ phận trên cơ thể bé

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường

-Quan sát: Cầu trượt

- TCVĐ: Chim về tổ

- Chơi với phấn ,lá...

T4

- Thăm một số lớp ở trong trường

- TCDG:Dung dăng dung dẻ

- Chơi tự do: Chơi xếp hình theo ý thích, chơi với hạt

-Thăm 1 số lớp ở trường

-TCVĐ:Dung dăng dung dẻ

-Chơi tự do:Chơi xếp hình theo ý thích

T5

- Nhận biết màu sắc của đu quay

- TCVĐ: Cá vàng bơi

- Chơi tự do: Chơi với xúc xắc, chơi với đồ chơi trong sân

- Quan sát:Hoa mào gà

- TCVĐ:Cuộc đua của những chú thỏ

- Chơi tự do:Chơi đu quay

T6

- QS cây hoa loa kèn

- TCDG: Cắp cua bỏ giỏ

Chơi tự do: Chơi với giấy, cát, câu cá,

- Quan sát lá cây xà cừ rụng

- TCVĐ: Mèo và chim sẻ

- Chơi tự do: Chơi xếp hình

 

 

Hoạt động góc

- Góc xây dựng: xây ngôi nhà của bé

- Chuẩn bị: Một số cây hoa, hàng rào, cầu trượt, xích đu làm bằng xốp, bìa cứng, ống hút…

- Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng xếp chồng các hình khối khác nhau.

- Góc tạo hình: Tô màu đèn ông sao

- Góc phân vai : Ông bà,bố mẹ,và người hàng xóm sang chơi.

- Góc sác truyện: Xem sách về một số bài thơ câu chuyện có trong chủ đề. Đọc thơ kể chuyện bằng tranh, rối dẹt.

Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

Luyện cho trẻ cách rửa tay,lau mặt,xúc miệng.

Dạy trẻ cách mời trước khi ăn, biết cầm thìa bằng tay phải tay trái giữ bát khi ăn.

Dạy trẻ biết tự đi vệ sinh.

Dạy trẻ không cười đùa trong khi ăn uống

  • Tập luyện cho trẻ một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe; ăn phải đúng giờ và đầy đủ

Hoạt động chiều

Thể chất:

VĐCB: Đi trong đường hẹp.

TCVĐ: Cáo và thỏ

-Các hoạt động trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể trẻ.

- Rèn trẻ kỹ năng dót nước.

- Rèn thói quen đi vệ sinh rửa tay đúng cách.

-Thứ 6 : Nêu gương bé ngoan.
 

ÂM NHẠC

- DH: Vỗ tay theo tiết tấu chậm: Cả nhà thương nhau

- NH: Khúc hát ru vủa người mẹ trẻ

- TC: Tai ai tinh

- Rèn trẻ cách lau mặt đúng cách.

- Làm bài tập toán.

- Chơi theo ý thích

- Thứ 6: Nêu gương bé ngoan.

Chủ đề/ sự kiện

Các bộ phận trên cơ thể bé

Bé kể tên các thành viên trong gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 1:

 

Thơ : Cái lưỡi


Tôi là cái lưỡi
Giúp bạn hàng ngày
Nếm vị thức ăn
Nào chua nào ngọt
Những gì nóng quá
Bạn chớ vội ăn
Hãy chờ một tý
Không thì đau tôi.

 

Bài hát: Tay thơm tay ngoan

 

Một tay em xòe ra
thành một bông hoa
hai tay xoè ra
thành hai bông hoa
mẹ khen đẹp qúa
hai bàn tay thơm
mẹ khen đẹp quá
hai bàn tay xinh

 

 

 

 

 

Tuần 2:

Sự tích bông hoa cúc trắng

Ngày xửa ngày xưa, ở một xóm vắng có nhà nọ chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Còn người cha thì đã mất từ rất sớm, để lại hai mẹ con đơn côi trong túp lều nhỏ. Họ phải làm việc vô cùng vất vả thì mới kiếm vừa đủ ăn.

Vào một ngày kia, người mẹ vì làm việc quá nhiều nên bị ốm. Bà liền gọi con gái tới và bảo rằng: Cô bé vâng lời mẹ, vội vàng ra đi, cô cứ vừa đi vừa lo lắng cho mẹ của mình. Trên đường, cô vô tình gặp một cụ già tóc bạc, râu trắng. Cụ già thấy cô bé vội vã như vậy thì hỏi thăm:

– Này cô bé, cháu đi đâu sao mà lại vội thế?

Dù đương vội nhưng cô bé cũng dừng lại trả lời cụ già:

– Thưa cụ, giờ cháu đang đi mời thầy thuốc ạ, mẹ của cháu đang bị bệnh nặng.

Nghe vậy cụ già lại bảo cô bé:

– Ta chính là thầy thuốc. Vậy giờ cháu dẫn ta tới nhà cháu đi, ta sẽ khám bệnh giúp mẹ cháu.

Cô bé hết sức vui mừng, dẫn đường cho cụ già về nhà mình. Đến nơi, cụ già liền khám bệnh cho mẹ của cô. Sau đó thì cụ già mới bảo cô bé là:

– Bệnh của mẹ cháu đã nặng lắm rồi. Nhưng ta sẽ cố gắng hết sức để có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ cháu. Giờ thì cháu phải đi ngay ra chỗ gốc đa ở đầu rừng, cháu sẽ thấy gần đó có bông hoa màu trắng, sau đó cháu hãy đem bông hoa về đây.

Ngoài trời bây giờ đang rất là lạnh. Mà cô bé của chúng ta chỉ mặc có một chiếc áo rất mỏng ở trên người. Nhưng thương mẹ, cô cứ đi mãi, đi mãi, cho đến khi đôi chân đã mỏi nhừ thì cô mới tới được chỗ gốc đa nơi đầu rừng như lời chỉ của cụ già kia.

Khi cô nhìn ngó xung quanh thì thấy ngay ở bụi cây gần đó có một bông hoa màu trắng rất là đẹp. Không chần chừ lâu, cô bé hái bông hoa, nâng niu nó trên tay như là vật quý. Đột nhiên cô bé lại nghe thấy có tiếng nói của cụ già đang văng vẳng ở bên tai mình:

– Bông hoa có bao nhiêu cánh nghĩa là mẹ cháu sống được bấy nhiêu ngày.

Cô bé lập tức nhìn xuống bông hoa và cẩn thận đếm từng cánh một:

– Một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh… hai mươi cánh. Trời ơi! Nghĩa là mẹ mình chỉ còn có thể sống được hai mươi ngày nữa sao?

Sau một hồi suy nghĩ thì cô bé liền ngồi xuống, nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra thành rất nhiều sợi nhỏ khác. Và mỗi sợi nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa vừa dài vừa mượt. Từ bông hoa chỉ có hai mươi cánh giờ đã trở thành bông hoa có vô vàn là cánh hoa.

Sau đó cô bé mới đem theo bông hoa chạy nhanh về nhà. Về đến nơi cô đã thấy cụ già kia đứng ngay cửa để chào đón mình. Cụ già tươi cười mà nói với cô rằng:

– Mẹ của cháu khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu!

Kể từ đó về sau, hằng năm cứ vào mùa thu là những bông hoa có nhiều cánh lại đua nhau nở rộ, vô cùng xinh đẹp. Và người ta đặt tên cho chúng là bông cúc trắng, nó là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: