Lớp Nhân Mã

Nhân Mã 5: CT học tuần 1,2 tháng 1

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 1- LỨA TUỔI MẪU GIÁO BÉ

Tên giáo viên: Nguyễn Hồng Nhung – Quách Thị Tuyền

Hoạt động

Tuần 1

(Từ 1/1 đến 5/1)

Tuần 2

(Từ 8/1 đến 12/1)

 

Đón trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ(về sức khoẻ,về tâm lý của trẻ,thói quen của trẻ)

- Tập cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép khi đến lớp

- Chơi đồ chơi theo góc, nhóm nhỏ,nghe đọc truyện

 

Thể dục sáng

* Khởi động: Cho trẻ đi khởi động theo đội hình vòng tròn, đi theo nhạc bài hát “ Đàn gà trong sân” đi mũi bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, về 4 hàng dọc

* Trọng động : Cho trẻ tập các động tác Gà gáy, vươn thở, tay, chân, bụng, toàn thân, bật, điều hòa. Theo nhạc các bài hát “Nắng sớm, Quả bóng, Lời chào buổi sáng, Chim mẹ chim con”

- Cho trẻ tập thể dục nhịp điệu theo nhạc bài " Alibaba"

* Hồi tĩnh: Cô nhận xét chung cho trẻ nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân trường.

Trò chuyện

 

* Cho trẻ quan sát tranh về mùa xuân , ngày Tết, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về Tết và mùa xuân.

- Cho trẻ xem tranh ảnh,băng đĩa hình về Tết và mùa xuân, về các phong tục tập quán và các lễ hội cổ truyền của dân tộc

* Cô trò chuyện cùng trẻ hướng sự chú ý của trẻ vào một số bức tranh về một số loại cây cô và trẻ sưu tầm từ hôm trước, đàm thoại với trẻ về đặc điểm của một số loại cây ăn quả: Đây là cây gì? có quả màu gì? con được ăn quả này chưa, ăn quả này con thấy như thế nào? …

 

 

Hoạt động học

 

 

 

T2

THỂ DỤC

Bật vào các ô

TCVĐ: Chuyền bóng

ÂM NHẠC

Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.

 

T3

VĂN HỌC

Truyện : Chiếc áo của mùa xuân

VĂN HỌC

Truyện: Sự tích cây vú sữa

 

T4

KPKH

Quan sát cây hoa đào.

KPKH

Quan sát, trò chuyện về một số loại rau

 

T5

TOÁN

Nhận biết 1 và nhiều

TOÁN

Nhận biết phía trên phía dưới

 

T6

TẠO HÌNH

Vẽ bánh chưng và tô màu bức tranh

TẠO HÌNH

Xé và dán hình cây to.

Hoạt động ngoài trời

 

 

T2

* Quan sát: Một số loại rau ăn quả (Bí ngô, bầu, dưa chuột, mướp đắng).

- TCVĐ: Tạo dáng một số loại quả.

- Chơi tự do: Cỏ thấp cây cao.

* Quan sát: - QS: Thời tiết

- TCVĐ: Chuyền bóng.

- Chơi tự do: chơi với lá cây

 

 

 

T3

* Quan sát: Một số loại rau ăn quả (Bí ngô, bầu, dưa chuột, mướp đắng).

- TCVĐ : Tạo dáng một số loại quả.

- Chơi tự do: Cỏ thấp cây cao

* Quan sát: Một số loại rau ăn lá

(Rau cải cúc, cải thảo, bắp cải.)

- TCVĐ: Gieo hạt

- Chơi tự do: Với đồ chơi ngoài trời

T4

* Quan sát: Đọc đồng giao “ Lúa ngô là cô đậu nành”

- TCDG: Lộn cầu vồng.

- Chơi tự do:

Với cát, sỏi, lá cây, nhặt lá...

* Quan sát: Thời tiết trong ngày.

- TCDG: Dung dăng dung dẻ.

- Chơi tự do: Chơi với lá cây khô.

 

 

T5

* Quan sát: Một số loại rau ăn củ (Cà rốt, su hào, củ cải).

- TCVĐ: Gắn quả vào cây. Vẽ: bằng phấn tự do trên nền sân trường.

* Quan sát: Chuối.

- TCVĐ: Gieo hạt

- Chơi tự do: lá cây, nhặt lá...

 

T6

* Quan sát: Một số loại rau ăn lá

(Rau- TCVĐ: Gieo hạt

- Chơi tự do: Với đồ chơi ngoài trời

cải cúc, cải thảo, bắp cải.)

* Đọc đồng giao “Mèo đuổi chuột”.

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột

- Chơi với phấn , lá cây

 

 

Hoạt động góc

* Chơi phân vai:

- Nhóm bán hàng, bán các cây ăn quả, các loại hạt giống.

- Góc gia đình: Chuẩn bị búp bê, giường búp bê, đồ dùng cho trẻ chăm sóc búp bê.

* Chơi xây dựng: xây vườn rau, vườn cây ăn quả, cây xanh cho bóng mát.

Chuẩn bị: Các loại rau ăn củ, quả, lá. Đồ chơi lắp ghép, sỏi đá, một số mô hình trên giấy gợi ý trẻ các đề tài, ý tưởng xây dựng và sáng tạo thêm.

* Góc tạo hình: Tô màu tranh các loại rau...

Chuẩn bị: Giấy, sáp màu, các bài in các loại rau.

* Góc âm nhạc: một số nhạc cụ âm nhạc trống, phách tre, song loan, trống, xắc xô...

Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

Luyện cho trẻ cách rửa tay,lau mặt,xúc miệng.

Dạy trẻ cách mời trước khi ăn, biết cầm thìa bằng tay phải tay trái giữ bát khi ăn.

Dạy trẻ biết tự đi vệ sinh.

Dạy trẻ không cười đùa trong khi ăn uống

Tập luyện cho trẻ một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe; ăn phải đúng giờ và đầy đủ

Hoạt động chiều

ÂM NHẠC

- DH: Mùa xuân đến rồi

- NH:­Mùa xuân ơi.

- TC: Tai ai tinh

 

ÂM NHẠC

- DH: Bầu và bí

- Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ.

- Chơi theo ý thích.

- Trò chuyện với các cô y sĩ, y tá.

- Chơi tự do ở các góc

Chủ đề/ sự kiện

Bé chào đón tết dương lịch

 

Tìm hiểu một số loại cây ăn quả

 

 

 

 

 

Chiếc áo của mùa xuân

 

Vào những ngày mùa đông lạnh cóng, tuyết rơi trắng xóa, cả Thỏ mẹ và Thỏ con

Đều khóac trên mình bộ áo da trắng tin.

Sang xuân, chú Thỏ con vẫn mặc chiếc áo da trắng. trong rừng, cô Gà Gô đã thay một bộ áo hoa rất đẹp bởi mùa xuân, cánh đồng đầy ắp hoa đò lá xanh, còn vào mùa đông, tuyết phủ trắng thì phải mặc áo trắng, như thế sẽ dễ ẩn nấp hơn!

Đến bên hồ, một anh bạn Nhái Bén vừa mới thức dậy, toàn thân tỏa ánh xanh như cây cỏ. Ngay cả những anh Châu Chấu cũng hay áo mùa xuân mới: Anh thích nhảy trên bãi cỏ thì mặc áo xanh, còn anh thích nhảy trên bãi đất lại mặc áo nâu. Nhìn thấy Thỏ con. Châu Chấu cười giễu:

-Ha ha! Mùa xuân mà vẫn mặc áo da trắng cơ à? Đúng là đồ Thỏ ngốc nghéch!

Tỏ con xấu hổ quá, cạhy thẳng một mạch về nhà, nằng nặc đòi mẹ phải thay quần áo cho, Thỏ mẹ cười và nói:

- Con thử soi gương xem nào.

Và thật kỳ lạ khi trong gương, chú thấy mình đã mọc rất nhiều lông màu xám. Thỏ sung sướng reo lên:

- A! thấy rồi, con đã mặc quần áo mùa xuân mẹ ạ!

Mấy ngày sau, hai mẹ con nhà Thỏ đã thay hết lông và mặc bộ quần áo mùa xuân mới.

 

Sự tích cây vú sữa

 

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

 

BÀI HÁT: BẦU VÀ BÍ

Trái bầu xanh trái Bí xanh
Theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung
Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

 

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục: